Nông trường V

     Đ/C: Xã Thiện Hưng - Huyện Bù Đốp - Tỉnh Bình Phước
     Tổng số CB CNV: 450 người
     Diện tích vườn cây: 1.66,04 ha
     Diện tích cao su khai thác: 828,74 ha
     Diện tích cao su KTCB, TC-TM: 832,30 ha
     Tổng số tổ trực thuộc: 11 tổ (09 tổ khai tác và 02 tổ KTCB)

    Đứng chân trên địa bàn 3 xã của huyện Bù Đốp, thời gian qua Nông trường 5, Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh đã giải quyết cho hàng trăm người lao động trên tuyến biên giới có việc làm ổn định, nâng cao đời sống.

   Vào năm 1921, thực dân Pháp đến thăm dò vùng đất đỏ badan màu mỡ ở Bù Đốp – Lộc Ninh. Sau nhiều năm thăm dò, tìm hiểu, nghiên cứu đến năm 1926 cây cao su được người Pháp đưa vào trồng đầu tiên ở Bù Đốp với diện tích khoảng 500 ha bằng phương pháp thực sinh. Năm 1927 người pháp trồng tiếp khoảng 500 ha nữa cũng bằng phương pháp thực sinh, năm 1929 người pháp trồng tiếp khoảng 20 ha bằng phương pháp cấy ghép lấy giống từ Malaysia. Năm 1958 Công ty Cao su CEXO ra đời gồm các nông trường Bù Đốp – Đakia, Phú Riềng – Lộc Ninh, Minh Thạnh – Xa Cát. Tổng giám đốc là ông PIÉCHAUD. Từ năm 1958 đến năm 1973 Đồn điền Cao su Bù Đốp phát triển qua sự quản lý của các vị giám đốc : FUNOSAC – MERONO – ROUYER – NASDETOURIS – HEINT.

   Tháng 4/1972, Lộc Ninh – Bù Đốp giải phóng, ngày 25/3/1973 Đồn điền Cao su Lộc Ninh được Ban Cao su Nam bộ tiếp quản, vườn cây được đưa vào khai thác tháng 5/1973. Vùng đất cao su rộng lơn khu vực Bù Đốp thành lập đội 1. Năm 1978, Nông trường cao su quốc doanh Lộc Ninh được thành lập. Tháng 8/1980 thành lập thêm đội 2 và tuyển công nhân từ Long Khánh – Đồng Nai về làm việc. Tháng 8/1980 thành lập thêm Đội 3 và tuyển công nhân từ Bình Trị Thiên vào làm việc.

   Tháng 5/1981,Nông trường Bù Đốp được thành lập trên cơ sở Đội 1, Đội 2, Đội 3. Thàng 4/1983 thành lập thêm Đội 4 trồng mới. Tháng 8/1988 Nông trường Bù Đốp giải thể theo chủ trương chung của công ty.Thành lập 3 đội trực thuộc Công ty. Tháng 1/1999 tái thành lập lại Nông trường 5 trực thuộc Công ty cao su Lộc Ninh trên cơ sở 3 Đội : Đội 11A, Đội 11B và Đội 12.

   Nông trường 5 có bề dày lịch sử tong phong trào đấu tranh của công nhân cao su trong kháng chiến và với truyền thống cần cù, chịu khó trong thi đua lao động sản xuất của thời kỳ đổi mới, đã vinh dự được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba.

   Nông trường 5 quản lý 2.796 ha cao su trên địa bàn 3 xã biên giới Việt nam – Campuchia là Hưng Phước, Phước Thiện, Thiện hưng, trong đó có 1.584 ha cao su khai thác và 1.212 ha cao su kiến thiết cơ bản. Là đơn vị ở xa nhất Công ty, có quy mô về lao động và diện tích lớn nhất Công ty. Hiện nay, nông trường đang quản lý 1.069 công nhân, qua các đợt kiểm tra tay nghề toàn nông trường, tỷ lệ công nhân đạt loại giỏi trên 90%, không có công nhân tay nghề loại trung bình. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ ở Bù Đốp đã được nông trường thực hiện khá hiệu quả, mức thu nhập bình quân của công nhân là 8,5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều hộ từ khó khăn trong cuộc sống trước khi vào làm công nhân thì nay đã có kinh tế khá ổn định, đời sống người lao động không ngừng được nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần. Nhà cửa được tu sữa, xây dựng khá khang trang, các phương tiện sinh hoạt trong gia đình khá đầy đủ. Nông trường thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động như: chế độ BHXH, bảo hộ lao động, ca trưa, bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật, chế độ cho nữ công nhân. Lòng tin của người lao động vào sự lãnh đạo của công ty, nông trường ngày càng vững chắc.

   Gắn bó với mảnh đất, con người Bù Đốp, trong quá trình xây dựng và phát triển, nông trường 5 đã thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nghèo vươn lên trong cuộc sống trên tuyến biên giới, mà hơn cả là cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở xây dựng được một vùng biên trù phú và bình yên với bạt ngàn màu xanh của cao su.

 

 

Nông trường V được thành lập năm 2003, trong những năm qua nông trường liên tiếp thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu 6 kế hoạch Công ty giao, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được chăm lo tốt.

     Nông trường V hiện quản lý 1.66,04 ha cao su với tổng số lao động 450 người. Ngoài thu nhập tiền lương CNVC – LĐ còn phát triển mạnh về kinh tế phụ gia đình từ làm vườn, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống. Năm 2010 thu nhập tiền lương đạt 7.100.000đ/người/tháng; Đến năm 2011 là 8.500.000đ/người/tháng (Tăng 1.400.000đ/người/tháng mức tăng 19,7%). Thu nhập kinh tế phụ bình quân năm 2010 : 15.000.000đ/hộ/năm đến năm 2011 : 22.000.000đ/hộ/năm.

     Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công nhân nông trường thường xuyên được quan tâm. Đến nay, đơn vị có hơn 97% công nhân xây được nhà ở cấp 4, điều kiện sinh hoạt bảo đảm. Ngoài hoạt động sản xuất – kinh doanh, nông trường còn tích cực tham gia các chính sách xã hội, ủng hộ, từ thiện ... do nghành và địa phương vận động.

     Các chế độ chính sách cho CNVC – LĐ như BHXH, BHYT, BDĐH, ăn giữa ca, chế độ dành riêng cho lao động nữ đều được quan tâm và chi trả kịp thời. Công tác khám sức khỏe định kỳ được duy trì thường xuyên. Mạng lưới y tế từ Nông trường đến đội đều đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị bệnh kịp thời.

     Hàng năm công đoàn cơ sở đã duy trì phong trào VHVN – TDTT quần chúng với các nội dung phù hợp với tâm lý, lứa tuổi như : Văn nghệ, Bóng chuyền nam nữ. Đây thực sự là một sân chơi bổ ích vừa tăng cường thể chất vừa tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, đoàn kết, gắn bó trong tập thể CNVC – LĐ và trở thành nếp sinh hoạt được đông đảo người lao động tham gia và cổ vũ. Tổ chức giải bóng chuyền nam, nữ, giải bóng đá mini nhân các ngày lễ lớn trong năm như 26/3, 2/9, 10/10, hội trại truyền thống ... Đây chính là nơi gặp gỡ giao lưu, học hỏi những gương điển hình, là môi trường để người lao động phát huy trí tuệ và năng lực của bản thân, là cơ hội để cống hiến và khẳng định chính mình, mang lại hiệu quả thiết thực để xây dựng nông trường và đơn vị ngày càng phát triển.

     Ngoài các hoạt động trên, nông trường còn thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên anh em cán bộ chiến sĩ 2 đơn vị kết nghĩa C34 và Đồn 807 nhân các ngày lễ lớn nhằm hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chung của 2 đơn vị.